Quẻ Lâm

“Lâm” vốn có nghĩa là từ trên nhìn xuống bên dưới, nhưng không chỉ là một chiều từ trên xuống dưới mà là trong tất cả mọi việc cần phải luôn hướng tới mục tiêu, dùng uy thế để bức bách, vì thế bao gồm cả nghĩa giám sát, lãnh đạo và thống trị.

Quẻ Lâm đã giải thích về nguyên tắc lãnh đạo. Khi đất nước có việc thì một người có chí khí sẽ không ngồi im chờ đợi mà sẽ tích cực tham gia hành động. Nhưng để cứu vãn sự nguy vong thì bắt buộc phải tập hợp sức mạnh của quần chúng lại, từ đó thông qua khả năng lãnh đạo để tận dụng sức mạnh của tập thể và đạt thành công.

Chí vu bát nguyệt hữu hung

Câu này khá dễ lý giải: “Chí vu bát nguyệt hữu hung” nghĩa là “Đến tháng 8 có việc xấu xảy ra”. Vậy ý nghĩa cốt lõi của câu này là gì? Tháng 8 thì thường âm thịnh dương suy, khí hậu dần chuyển sang lạnh tối, có nghĩa là dương khí của mặt trời cũng dần yếu đi, âm khí càng ngày càng tăng lên, do đó Tượng truyện của quẻ Lâm cũng nói “tiêu bất cửu rã”, vừa tiêu biến không lâu đã lại đến. Như vậy, chúng ta đã biết “tiêu bất cửu rã” nên có thể chuẩn bị mọi thứ để tránh rủi ro.

Trên thực tế, rất nhiều trường hợp chúng ta gặp phải thất bại không vì yếu tố ngẫu nhiên mà là tất nhiên. Bởi lẽ, chúng ta đã làm những việc nhất định phải gặp thất bại.

Rõ ràng là biết “Chí vu bát nguyệt hữu hung”, nhưng lại không chủ động tìm phương pháp giải quyết, thậm chí cho rằng bản thân mình đã có đủ năng lực để giải quyết các vấn đề.

Giản Lâm là một nhân vật nổi tiếng tại công ty. Năm 2006, anh được giải thưởng đi du lịch Malaysia bảy ngày vì đã có thành tích xuất sắc trong kinh doanh; năm 2007, anh đã được cử đến khảo sát tại trường Đại học Stanford Mỹ hai tuần vì một lần nữa đã đạt được quán quân về doanh số bán hàng; sáu tháng đầu năm 2008, thành tích kinh doanh của anh vẫn đứng vị trí đầu bảng, Tổng giám đốc đã hết lời khen ngợi: “Nếu cuối năm, anh vẫn đứng vị trí đầu bảng, chúng tôi sẽ gửi anh đi học MBA tại Học viện quản lý Quang Hoa thuộc Đại học Bắc Kinh.”

Nhưng bắt đầu từ cuối năm 2008, thành tích kinh doanh của Giản Lâm tụt dốc nghiêm trọng, nguyên nhân tụt dốc cũng rất giản đơn: Nhu cầu của khách hàng có thay đổi so với trước đây, nhưng Giản Lâm không điều chỉnh để phù hợp với thực tế, vẫn vận dụng những phương thức bán hàng trước đây. Đến cuối năm 2008, thành tích của Giản Lâm đã tụt xuống hạng sáu. Trong một cuộc họp tổng kết, anh có chia sẻ: “Tôi biết vấn đề của mình, cũng biết phải làm thế nào để thay đổi và phát triển bản thân hơn nữa. Năm tới, tôi nhất định sẽ lại trở thành quán quân.”

Nhưng, đến năm 2009, mọi biểu hiện của Giản Lâm vẫn không tốt, bởi anh không hề có bất kỳ một điều chỉnh hay thay đổi nào. Tổng giám sát điều tra bán hàng đã nhiều lần nhắc nhở anh, nhưng anh cũng không có bất kỳ động tĩnh nào: “Tại sao rõ ràng anh biết vấn đề của mình mà lại không có phương án thay đổi?”

Đến năm 2010, vì để phù hợp với nhu cầu của khách hàng, công ty đã thay đổi mô hình kinh doanh. Lúc này Giản Lâm gặp phải sự công kích rất lớn, bởi anh vẫn giữ tập quán kinh doanh cũ, cuối cùng anh cũng bị công ty cho thôi việc. Điều lạ là, mặc dù Giản Lâm nhận thấy bản thân mình cần phải có sự điều chỉnh, nhưng trước sau vẫn không thay đổi, để đến khi bản thân không còn phù hợp với công ty và bị thôi việc một cách thật đáng tiếc.

Một nhân viên xuất sắc cuối cùng cũng bị công ty cho thôi việc, điều này khiến nhiều người thấy khó chấp nhận. Trên thực tế, theo như lời của Giản Lâm, anh cũng sớm nhận thấy bản thân mình không có sự thay đổi, điều chỉnh kịp thời, nên cũng nhanh chóng bị lâm vào kết cục bị thôi việc, nhưng nhược điểm của anh là luôn cho mình là hoàn hảo, không có ý thức phấn đấu vươn lên. Thất bại của Giản Lâm là hoàn toàn có thể dự báo.

Lời khuyên thứ 29: Sớm có biện pháp phòng trừ rủi ro, cũng sẽ dễ thoát khỏi những rắc rối tiềm ẩn.

Quẻ phệ hạp

“Phệ” có nghĩa là cắn, “Hạp” có nghĩa là hàm trên và hàm dưới giao với nhau, nghiền nát thức ăn. Lời đoán của quẻ này là thuận lợi. Phàm những việc trắc trở đều là do ở giữa chắc chắn có những trở ngại. Quẻ này đã nghiền nát những trở ngại ở giữa, vì thế mọi sự đương nhiên là thuận lợi, suôn sẻ. Hàm nghĩa này cũng tượng trưng cho hình phạt: hình phạt dùng để loại bỏ những phần tử bất lương gây nên những cản trở.

Quẻ Phệ Hạp đã giải thích cụ thể những nguyên tắc dùng hình phạt. Pháp luật là gốc rễ của một nền chính trị, để có thể loại trừ các trở ngại, bảo vệ cái thiện, thiết lập và duy trì trật tự xã hội thì thường không tránh khỏi việc phải sử dụng hình phạt.

Lũ hiệu diệt chỉ, vô cữu

“Lũ” là giày cỏ ngày xưa, “hiệu” là cái gông. Từ “lũ hiệu” chính là một công cụ dùng để trừng phạt, thường dùng để đeo vào chân người phạm tội. “Diệt” chỉ tổn thương. “Chỉ” chỉ sự kìm kẹp, cùm gông.

Ý nghĩa của câu này là: “Chân bị cùm, chỉ bị thương ở chân, không có nguy hại” (tức là sự trừng phạt đúng mức sẽ khiến cho con người ta phải sợ mà thận trọng, không dám mắc phải những tội nghiêm trọng hơn).

Ở đây, câu nói này khiến mọi người cảm thấy hoài nghi: Mặc dù bị thương ở chân nhưng tại sao lại không có hại gì? Vấn đề này được giải thích trong phần Hệ từ truyện như sau: “Tiểu trừng phạt, khiến nhân giới cụ, bất cản phạm đại nghiêm, đối tiểu nhân vật lai thuyết, giả thị phúc”, nghĩa là “sự trừng phạt đúng mức sẽ khiến con người ta phải sợ mà thận trọng, không dám mắc phải những tội nghiêm trọng hơn. Chịu những trừng phạt nhỏ mà đạt được những lời khuyên lớn thì đó là cái phúc của người dân thường.” Tôi cảm giác ở đây còn có một điểm vẫn chưa được thỏa đáng, đó là “trừng phạt nhỏ, cảnh cáo lớn” không chỉ là phúc của người dân thường, mà nó cũng là phúc của người quân tử. Chúng ta hãy suy nghĩ một chút: Ai có thể phạm phải sai lầm? Ai có thể thay đổi khi biết mình đi sai đường? “Trừng phạt nhỏ, cảnh cáo lớn” là một biểu hiện của việc biết sai mà sửa; do đó, ở đây là cái phúc của mọi người, chứ không chỉ là phúc của người dân thường.

Người xưa nói thật chính xác: “Thất bại là mẹ thành công”, tức là việc chịu một chút trừng phạt nhỏ, lập tức như được nhắc nhở, người như vậy nhất định sẽ bước trên con đường của sự thành đạt.

Đầu tháng 8 năm 2009, Đặng Hải đã nhận được một bài học khi bị Phòng Cung ứng phạt 5000 tệ. Nhưng, Đặng Hải vẫn không chịu ăn năn, sửa chữa.

Đến tháng 4 năm 2010, căn cứ vào kết quả điều tra của Phòng Nhân sự, Đặng Hải đã làm thất thoát 60 nghìn tệ. Ban lãnh đạo của công ty đã quyết định tiến hành các biện pháp chế tài theo qui định của pháp luật. Trong một cuộc họp, Tổng giám đốc cũng đã trả lời về cách giải quyết: “… Nếu vẫn để Đặng Hải tiếp tục thì nhất định anh ta càng phạm sai lầm hơn nữa.”

Rất nhiều người giống Đặng Hải, đó là sau khi nhận được cảnh cáo của công ty, không những không thay đổi suy nghĩ mà còn thay đổi tính cách, ngoan cố hơn nhiều. Như thế nhất định sẽ tích tụ sai lầm, cuối cùng sẽ bị trừng phạt nghiêm trọng hơn.

Đương nhiên, cũng có rất nhiều người sau khi chịu những trừng phạt nhỏ đã biết hối hận, thay đổi hành vi và suy nghĩ.

Cuối năm 2009, Nghiêm Trung Hoa được bầu là một trong những nhân viên ưu tú nhất của công ty. Trong lúc nhận giải thưởng, anh đã nói trong xúc động: “Nếu không có sự chỉ dẫn của Tổng giám đốc Ngô, có lẽ tôi cũng sớm bị cho nghỉ việc rồi!” Nguyên nhân là tháng 5 năm 2009, trong lúc phụ trách tuyển chọn nhân sự cho công ty, Nghiêm Trung Hoa đã tuyển một nhóm bạn thân của mình vào làm. Việc làm này đã nhanh chóng đến tai của Tổng giám đốc Ngô. Ông đã tìm gặp anh và phân tích cho anh thấy những hậu quả có thể xảy ra. Sau khi nói chuyện, Nghiêm Trung Hoa đã nhanh chóng giải quyết vấn đề và cho những người bạn có năng lực kém sớm nghỉ việc.

Nếu Nghiêm Trung Hoa cũng giống như Đặng Hải thì không biết sự việc gì sẽ xảy ra. Từ đây có thể thấy, không sợ mắc sai lầm, cái đáng sợ là biết sai mà không sửa sai.

Lời khuyên thứ 30: Trong việc trừng phạt, ở quy mô nhỏ có thể tạo nên sự kích động, để từ đó tránh được những sai lầm nghiêm trọng sẽ mắc phải.

Hà hiệu diệt nhi, hung.

“Hà” có nghĩa là gánh vác. “Hiệu” đã nói ở phần trên, có nghĩa là cái gông. Ý nghĩa của câu nói này là: “Do trên cổ mang gông nên đã làm tổn thương đến tai, vì thế hào này là hung.”

Trong Hệ tự truyện, Khổng Tử có phân tích: Hành vi lương thiện nếu không tích lũy thì không tạo tiếng tốt, hành vi độc ác không tích lũy thì cũng không thể làm bản thân bị diệt vong. Kẻ tiểu nhân cho rằng một chút việc thiện không thể làm lên tiếng thơm nên không muốn làm, ngược lại thì nghĩ một chút việc ác cũng không làm tổn thương nên vẫn cứ làm. Do đó, việc ác tích lũy dần đến độ không thể kiểm soát được, tội ác cứ gia tăng đến mức không thể loại trừ. Đó chính là ý nghĩa của “Hà hiệu diệt nhi, hung” ở Kinh Dịch.

Đã đeo gông vào cổ thì chắc chắn là đã phạm tội đặc biệt nghiêm trọng. Lúc này, việc hóa giải tội ác là không thể; do đó, đây là điềm xấu. Đến lúc này, cuộc đời của kẻ tiểu nhân ấy có lẽ cũng đã kết thúc.

Bất luận một người có tiếng tốt hay tiếng xấu, đều không phải ngày một ngày hai tạo nên, mà phải trải qua quá trình tích lũy ngày này qua ngày khác, năm này qua năm khác. Khi tội ác của một người tích lũy đến một mức độ nhất định, tất sẽ gây phản cảm cho nhiều người xung quanh, từ đó tạo điềm xấu.

Trong cuộc sống doanh nghiệp ngày nay, có lẽ không tồn tại hành vi tội ác tuyệt đối, nhưng nếu một vài nhân viên thường xuyên vi phạm quy chế, thì chắc chắn sẽ bị trừng phạt, thậm chí là cho thôi việc.

Lư Cần Cần cũng bị cho thôi việc vì vi phạm kỷ luật công ty như vậy. Lư Cần Cần thường xuyên đi làm muộn, cấp trên của cô nhiều lần hỏi lý do thì lần nào cô cũng có một câu trả lời giống nhau: “Tắc đường”

Lãnh đạo của cô nhắc nhở: “Tại sao cả công ty chỉ có mình cô là thường xuyên đi làm muộn vì tắc đường, cô không thể dậy sớm hơn được sao?”

Nhưng Cần Cần không hề biết hối lỗi, cô còn ngang nhiên trả lời: “Tôi không thể, tôi thường xuyên bị mất ngủ nên tôi phải đảm bảo sức khỏe cho bản thân mình.”

Lãnh đạo của Cần Cần thẳng thắn: “Xem ra chúng tôi đã làm phiền đến sức khỏe của cô. Như thế này đi, cô đến gặp Phòng Nhân sự để làm thủ tục thôi việc, như vậy cô không phải lo lắng về vấn đề mất ngủ của mình nữa.”

Hôm đó, lãnh đạo chỉ muốn cảnh cáo tinh thần làm việc của Cần Cần, chứ không ngờ cô không hề có ý thức xây dựng khi trả lời hai tiếng “đồng ý”

Lư Cần Cần nổi tiếng trong công ty về việc đi làm muộn, cô được mệnh danh là “đại vương đi muộn”, một tuần thì đi làm muộn ba ngày, việc này đã để lại ấn tượng xấu cho các đồng nghiệp khác trong công ty. Khi cô bị cho thôi việc, một số nhân viên khác cũng đánh giá: “Đáng lẽ phải cho cô ta thôi việc sớm hơn rồi!”

Đối với người quản lý, họ không chấp nhận những lỗi ý thức, họ cho rằng: “Bất kỳ nhân viên nào cũng có thể sẽ mắc lỗi, chỉ có những nhân viên không bao giờ làm việc mới không mắc lỗi.” Bởi vì, họ hiểu nhân viên cũng là những con người bình thường chứ không phải là thần tiên, nhưng họ không cho phép những người biết mình mắc lỗi nhưng không có tinh thần cầu thị sửa lỗi sai.

Lời khuyên thứ 31: Không sợ phạm sai lầm, chỉ sợ biết sai mà không sửa, đến cuối cùng mắc quá nhiều lỗi sai mà không thể sửa được.

Quẻ phục

Cấu tạo quẻ Phục bao gồm quẻ trên là quẻ Khôn, quẻ dưới là quẻ Chấn. Cấu trúc quẻ trên và quẻ dưới đối lập với nhau. Ý nghĩa của quẻ Phục là để giải thích nguyên tắc trong quá trình sửa đổi. Sự vật khi phát triển lên đến đỉnh điểm thì tất sẽ phát triển theo xu hướng ngược trở lại, có thể chuyển nguy thành an, quay trở về thời kì hoạt động bình thường.

Bất viễn phục, vô thị hối, nguyên cát

Không nên đi quá xa rồi mới quay trở lại, không nên lún sâu hơn vào những việc làm tội lỗi thì sẽ không phải hối hận, sẽ gặp đại cát đại lợi.

Ý nghĩa của quẻ này không khó lý giải: “Bất viễn phục, vô thị hối, nguyên cát” có nghĩa là “không nên đi quá xa rồi mới quay trở lại, không nên lún sâu hơn vào những việc làm tội lỗi thì sẽ không phải hối hận, sẽ gặp đại cát đại lợi.”

Hào này muốn nhắc nhở mọi người rằng việc khôi phục, sửa chữa cần phải được tiến hành kịp thời. Đương nhiên, cách thay đổi này có nhiều điểm khác biệt với “trừng phạt nhỏ, cảnh cáo lớn”. “Trừng phạt nhỏ, cảnh cáo lớn” là chỉ sau khi nhận được những trừng phạt nhất định thì mới tỉnh ngộ, hối hận, từ đó thay đổi những nhược điểm của bản thân; còn “kịp thời làm lại” nhấn mạnh việc mỗi cá nhân nhận thức được sai lầm của mình, nhanh chóng quay lại con đường chính đạo. Không đi quá xa mà nhanh chóng quay lại con đường chính đạo, đã nói rõ thiện ý muốn hoàn thiện bản thân. Chỉ có người tu dưỡng tốt mới có khả năng kịp thời phát hiện bản thân mình đã đi sai đường, và xem xét lại hành động của bản thân để một lần nữa trở lại con đường chính đạo và thay đổi cuộc đời.

Người như thế nào mới có thể kịp thời phát hiện sai lầm và sửa sai đây? Người đó nhất định phải là người tự đánh giá được bản thân mình. Điều này khiến chúng tôi nghĩ đến một môn đệ của Khổng Tử là Tăng Tham, ông đã từng nói một câu: “Ngô nhật tam tỉnh ngô thân” (Vì người khác mà bất trung trung? Với bạn bè bằng hữu mà bất tín chưa? Lời truyền dạy đã thực dụng chưa?”) Ý nghĩa của đoạn văn cũng rất đơn giản: Hàng ngày chúng ta vẫn tự vấn bản thân rằng mình đã tận tâm tận lực với công việc và cấp trên chưa? Mình đã chân thành đúng mức giao tiếp với các bạn chưa? Những bài giảng, kiến thức thầy dạy đã thực sự thiết thực và hữu dụng chưa?

Chắc chúng ta đều nhận ra, Tăng Tham đã tự vấn bản thân trên ba phương diện: doanh nghiệp, kết giao và học tập. Đó cũng là ba phương diện quyết định tới sự thành bại của chúng ta. Bởi vì một nhân viên không trung thành, không yêu công việc của mình thì sẽ rất khó có thể nhận được sự tin yêu của cấp trên; một người không chân thành sẽ không thể có được sự tôn trọng của người khác; một người không biết vận dụng những kiến thức mới thì cũng sớm bị lạc hậu và với tốc độ phát triển nhanh chóng của thời đại ngày nay, sẽ sớm bị xã hội đào thải.

“Trung thành với lãnh đạo”, “chân thành với bạn bè”, “vận dụng thực tế” là chính đạo; “bất trung”, “bất tín”, “bất tập” là sai lầm, nhưng để học được như Tăng Tham thì mỗi chúng ta phải tự vấn mình mỗi ngày, mới có thể nhanh chóng phát hiện bản thân mình có bị sai lệch so với chính đạo hay không.

Khi chúng ta học được việc kịp thời thức tỉnh, thì nhất định có thể phát hiện những nhược điểm và vấn đề của bản thân. Đương nhiên, phát hiện vấn đề vẫn chưa đủ, chúng ta còn phải nhanh chóng thay đổi phương pháp để xử lý những nhược điểm và vấn đề của bản thân.

Lời khuyên thứ 32: Học cách kịp thời thức tỉnh, nhanh chóng tìm ra những nhược điểm và vấn đề của bản thân để kịp thời sửa chữa và quay lại con đường chính đạo.