Nội dung
Câu thứ nhất: Nhập môn quan lai ý, xuất ngôn mạc trù trừ.
Câu thứ hai: Thiên lai vấn truy dục truy quý, truy lai vấn thiên vi thiên ưu.
Câu thứ ba: Bát vấn thất, hỷ giả dục bằng thất quý, oán giả thực vi thất sầu.
Câu thứ tư: Thất vấn bát, phi bát hữu sự, tất nhiên tử tức gian nan.
Câu thứ năm: Sĩ tử vấn tiền đồ, sinh tôn vi cận cổ.
Câu thứ sáu: Điệp điệp vấn thử sự, định nhiên thử sự khuyết; tần tần vấn nguyên nhân, kỳ trung định hữu nhân
Câu thứ bảy: Tăng đạo tòng thanh cao, bất vong lợi dục.
Câu thứ tám: Miếu lang đạt sĩ, trí tại sơn lâm
Câu thứ chín: Nhất ca yêu ngận đao, nhị ca yêu phao đao, tam táo yêu khiêu tảo.
Tham giả tất bần, quân tử dĩ vi đại giới, Phật môn diệc vi ngũ giới chi thủ, cố tố “A Bảo”, cữu bất tại “tướng”, nhi tại “nhất”. — A Bảo Thiên —
Câu nói này trích từ thiên A Bảo trong cuốn Mật quyết giang hồ, nghĩa là bản chất con người vốn tham lam, tham lam ắt phạm vào đại Ngũ giới , do đó kẻ tham lam tất sẽ bần tiện, nên làm A Bảo là để đi lừa những kẻ tham lam đó, điều này không hề sai. Nói cách khác chính là đáng đời bọn chúng!
A Bảo là một từ tiếng lóng, nghĩa đầy đủ là kẻ dựa vào tướng số để đi lừa bịp. Tướng chỉ kẻ đi lừa bịp. Nhất chỉ người bị lừa.
Năm 1948, tôi tròn 20 tuổi, vì kế sinh nhai mà phải đi theo Tổ Gia. Tổ Gia là ông trùm lừa đảo, một kẻ lão luyện giang hồ, thủ đoạn tàn độc, người nào muốn bước vào địa bàn của ông ta, đều phải bái ông ta làm thầy, nếu không sẽ bị “cắt cổ” (giết). Giống như băng nhóm xã hội đen thời nay vậy.
Đi theo Tổ Gia sẽ được ô dù bảo vệ, nhưng tiền kiếm được phải giao nộp tất cả, không được bớt xén dù chỉ một đồng, sau đó trích phần trăm lại bao nhiêu, hoàn toàn do Tổ Gia quyết định. Đối với kẻ nào ỉm đi, Tổ Gia tất có cách trừng phạt riêng, nếu không ông không phải là Tổ Gia nữa. Tâm lý chiến của ông vô cùng lợi hại, hơn nữa còn phái người “kết thòng lọng” (giám sát), chỉ cần phát hiện kẻ nào đó ỉm tiền đi, lập tức chặt một ngón tay, tái diễn lần thứ hai sẽ “cắt cổ”
Đi theo Tổ Gia sẽ được ô dù bảo vệ, nhưng tiền kiếm được phải giao nộp tất cả, không được bớt xén dù chỉ một đồng, sau đó trích phần trăm lại bao nhiêu, hoàn toàn do Tổ Gia quyết định. Đối với kẻ nào ỉm đi, Tổ Gia tất có cách trừng phạt riêng, nếu không ông không phải là Tổ Gia nữa. Tâm lý chiến của ông vô cùng lợi hại, hơn nữa còn phái người “kết thòng lọng” (giám sát), chỉ cần phát hiện kẻ nào đó ỉm tiền đi, lập tức chặt một ngón tay, tái diễn lần thứ hai sẽ “cắt cổ”.
Một khi đã bước vào nghề này rồi sẽ không bao giờ rút chân ra được, vì anh biết quá nhiều, nên anh chỉ có hai con đường hoặc là tiếp tục, hoặc là bị “cắt cổ”.
Thông thường không kẻ nào bước chân vào rồi lại muốn rút ra cả, vì thu nhập của nghề này rất cao, không bao giờ gặp mùa thất bát.
Đi theo Tổ Gia, trước tiên phải học Âm Dương Ngũ hành. Đây gọi là xây nền móng, tức muốn lừa đảo được, tất phải có một chút nền tảng, bằng không nếu sa chân, uy tín của Tổ Gia cũng sẽ bị ảnh hưởng. Kiến thức cơ bản được đào tạo trong vòng một tháng, trước tiên học Anh Diệu, tức tâm lý học trong thuật lừa đảo. Khẩu quyết trọng tâm của Anh Diệu đến nay tôi vẫn nhớ rõ mồn một:
- Nhập môn quan lai ý, xuất ngôn mạc trù trừ;
- Thiên lai vấn truy dục truy quý, truy lai vấn thiên vi thiên ưu;
- Bát vấn thất, hỷ giả dục bằng thất quý, oán giả thực vi thất sầu;
- Thất vấn bát, phi bát hữu sự, tất nhiên tử tức gian nan;
- Sĩ tử vấn tiền đồ, sinh tôn vi cận cổ;
- Điệp điệp vấn thử sự, định nhiên thử sự khuyết;
- Tần tần vấn nguyên nhân, kỳ trung định hữu nhân;
- Tăng đạo tòng thanh cao, bất vong lợi dục;
- Miếu lang đạt sĩ, chí tại sơn lâm;
- Nhất ca yêu ngận đao, nhị ca yêu phao đao, tam táo yêu khiêu tảo.
Đây đều là tiếng lóng, tôi sẽ giải nghĩa từng từ, từng câu một.
Câu thứ nhất: Nhập môn quan lai ý, xuất ngôn mạc trù trừ.
Ý là khi có người đến xem tướng số cho chính mình, hoặc giả xem cho người khác, ta không nên nói gì, phải nghe họ trình bày trước đã, họ nói càng nhiều, sẽ càng để lộ ra nhiều thông tin quý báu. Khi đó ta phải nắm đúng thời cơ, đột nhiên phán một câu lạnh lùng, đánh đúng chỗ hiểm. Nhất thiết không được chần chừ ngập ngừng, chớ úp mở không rõ ràng, nếu không đối phương sẽ cho rằng trình độ của ta còn non kém. Vậy làm thế nào để bắt được chỗ hiểm, hãy nghiền ngẫm kỹ những câu tiếp theo dưới đây
Câu thứ hai: Thiên lai vấn truy dục truy quý, truy lai vấn thiên vi thiên ưu.
Thiên chỉ người cha, truy chỉ người con. Câu này nghĩa là: chỉ cần cha đến xem tướng số cho con, về cơ bản đều muốn biết tiền đồ của con cái mình thế nào, sau này có thể phát phú phát quý không. Phàm là bậc làm cha mẹ trong thiên hạ, ai mà chẳng hy vọng con cái thành tài, trai thành rồng, gái thành phượng, cho dù bản thân mình chỉ là con gà trụi lông. Dạng người này đến xem tướng số, một khi đã hỏi đến những vấn đề đó, hầu hết con trai hoặc con gái họ đều không có chí tiến thủ, hoặc không hề có một chút biểu hiện gì của phú quý, hoặc ngỗ ngược càn quấy. Cứ bám theo mạch này để phán đoán, đảm bảo không bao giờ sai. Nửa câu sau chính là nói hễ con cái xem tướng số cho cha mẹ, chắc chắn cha hoặc mẹ của họ sức khỏe không tốt, hoặc đang bệnh nặng, hoặc sắp quy tiên. Ngoài những điều đó ra, con cái chẳng còn vấn đề gì để hỏi liên quan đến cha mẹ mình cả. Do đó ta cứ trực tiếp phán đoán cha hoặc mẹ của họ sức khỏe có vấn đề, khẳng định không đúng không lấy tiền.
Câu thứ ba: Bát vấn thất, hỷ giả dục bằng thất quý, oán giả thực vi thất sầu.
Bát là chỉ người vợ, thất là chỉ người chồng, tức chỉ cần là vợ đến xem tiền đồ và vận thế cho chồng. Nếu người phụ nữ đến với niềm hân hoan vui mừng hiện rõ trên từng cử chỉ nét mặt, điều này chứng tỏ người chồng thời gian gần đây có thể sắp có vận quan chức hoặc vận tài lộc. Tóm lại là việc tốt. Chỉ có điều, việc tốt vẫn chưa đến, hoặc mới chỉ manh nha nảy mầm, người này thường mang tâm lý đón đầu, muốn đến xem một quẻ bói trước. Vậy ta có thể trực tiếp phán đoán rằng chồng của bà (cô) ta có phúc có lộc, sắp hành đại vận đến nơi rồi. Khỏi cần quan tâm kết quả ra sao, khi đó các bà các cô chắc chắn sẽ chớp chớp đôi mắt, mỉm cười như một chú nai ngơ ngác, vung tay thưởng hậu hĩnh cho thầy tướng số. Ngược lại, nếu người phụ nữ này đến với gương mặt lo âu, phiền muộn, chắc chắn chồng của họ gần đây hành vận kém, gặp nhiều điều xui xẻo, hoặc sắp bị mất chức, hoặc sắp phá sản, hoặc tình cảm vợ chồng bất hòa, thậm chí sắp bỏ rơi họ thì ta có thể lập tức phán đoán theo hướng hung họa, chắc chắn sẽ trúng đến tám chín phần. Sau đó đánh mạnh vào tâm lý của họ, phán rằng nếu không giải hạn, sớm muộn gì hung họa sẽ ngày càng nặng, thậm chí còn liên quan đến tính mạng. Lúc này họ sẽ ngoan ngoãn móc tiền ra. Ta lừa họ, mà họ còn vái lạy tạ ơn ta rối rít.
Câu thứ tư: Thất vấn bát, phi bát hữu sự, tất nhiên tử tức gian nan.
Câu này nghĩa là chỉ cần chồng đến xem tướng số cho vợ thì có hai khả năng xảy ra, hoặc đang nghi ngờ vợ không chung thủy, cắm sừng lên đầu mình, hoặc vợ chưa sinh được con. Ngoài những vấn đề này, chồng tuyệt đối không bao giờ đi xem tướng số cho vợ.
Câu thứ năm: Sĩ tử vấn tiền đồ, sinh tôn vi cận cổ.
Trong câu này có hai từ tiếng lóng, một là sinh tôn tức chỉ nhà buôn, người có tiền; cận chỉ còn sống, cổ chỉ đã chết. Sĩ tử là người đọc sách, sĩ tử đến chắc chắn hỏi về tiền đồ, có thể đỗ đạt cao, làm quan hay không, có thể làm rạng danh tổ tiên hay không. Kẻ lắm tiền nhiều của đến xem bói, chắc chắn để hỏi bản thân mình thọ đến năm bao nhiêu tuổi, hoặc hỏi về đường đời có tai họa, gập ghềnh gì không, vì họ là người không thiếu tiền, điều lo sợ duy nhất đó là không trường thọ. Nắm bắt được tâm lý này, tất cả đều trở nên vô cùng dễ dàng.
Câu thứ sáu: Điệp điệp vấn thử sự, định nhiên thử sự khuyết; tần tần vấn nguyên nhân, kỳ trung định hữu nhân
Lẽ thông thường khi ai đó hỏi đi hỏi lại một sự việc, nhất định việc đó không hề tốt đẹp, không được như ý và là căn nguyên của sự việc mà họ đang lo lắng. Ở đây không có nghĩa là ta bói quá chuẩn, mà là do họ đã tự tiết lộ quá nhiều.
Câu thứ bảy: Tăng đạo tòng thanh cao, bất vong lợi dục.
Người xuất gia chân chính không bao giờ đi xem tướng số. Nếu một vị xuất gia đạo mạo trang nghiêm đến xem bói, chứng tỏ chưa dứt tâm phàm. Người này không hỏi về lợi lộc, tất sẽ hỏi về dục vọng ham muốn. Vậy thì ta cứ tâng bốc về danh lợi, về tham tâm, họ sẽ vô cùng vui sướng.
Câu thứ tám: Miếu lang đạt sĩ, trí tại sơn lâm
Miếu lang đạt sĩ chỉ người làm quan, kẻ càng quyền cao chức trọng thì dã tâm càng lớn, càng hám lợi. Vậy thì ta cứ tán dương về công danh lợi lộc, họ càng vui mừng bao nhiêu, càng vung tay mạnh bấy nhiêu
Câu thứ chín: Nhất ca yêu ngận đao, nhị ca yêu phao đao, tam táo yêu khiêu tảo.
Đây lại là tiếng lóng. Nhất ca chỉ kẻ khờ khạo dễ bị dắt mũi, tin tưởng tuyệt đối khi ta tuôn châu nhả ngọc, lúc này cứ rút đao mà chặt chém, chặt chém đến mức độ như Tổ Gia nói: “Đừng để họ khuynh gia bại sản là được.” Nhị ca chỉ kẻ nghi ngờ lời phán của ta, hoặc cho rằng ta bói không chính xác. Lúc này ta chớ nên hiếu chiến, tuyệt đối không được tham lam, không lấy tiền dù chỉ một đồng! Tam táo chính là chỉ người cố ý bới lông tìm vết, vạch lá tìm sâu, vừa đặt mông xuống đã soi mói bới móc. Gặp tình huống này, ba sáu chước chuồn là thượng sách. Những việc còn lại Tổ Gia sẽ ra tay giải quyết.
Nói đến đây, chắc hẳn bạn sẽ nghĩ Tổ Gia là nhân vật vô cùng ghê gớm. Đúng vậy! Ông là người đặc biệt hào hoa, kinh luân một bụng, tướng mạo đường đường, nét mặt hiền hòa. Nếu không hiểu ông, bạn sẽ không bao giờ nghĩ rằng ông là một trùm lừa đảo, một kẻ chuyên đưa hối lộ, một tên giết người không gớm tay.
Tổ Gia không phải là người dễ nổi giận, chỉ có bọn “đệ tử” chân tay vụng về lóng ngóng, bản lĩnh kém cỏi mới khiến ông tức giận. Nhưng không có kiểu đánh đập, chửi mắng như bạn nghĩ, ông chỉ cần sầm nét mặt cũng đã đủ khiến cho kẻ không may nào đó sợ chết khiếp.
Tôi chứng kiến lần tức giận đáng sợ nhất của Tổ Gia là vào năm thứ hai, sau khi bước chân vào nghề tướng số, có mấy tên Bá đầu muốn bò lên đòi hưởng hương. Bá đầu là quản lý cấp hai dưới trướng Tổ Gia, “hưởng hương” tức là tạo phản. Khi đó Tổ Gia đã nổi trận lôi đình, tự tay cắt cổ chúng.
Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết. Mời các bạn đón xem kỳ tiếp theo trên web
Nguồn bài viết: Tôi là thầy tướng số - Dịch Vi