Nội dung bài viết
I- Phần khai từ
II- Phần kinh nghiệm thâm cứu
Đức trọng quỷ thần kinh
Huyền thoại của chính diệu
Tha nhân là địa ngục
Cơn bỉ cực, hồi thái lai
Thuận thiên giả tồn, nghịch thiên giả vong
Tham thì thâm
Đời là bể khổ
Chung thân đối kháng
Giáo sư Lê Trung Hưng là một nhà nghiên cứu về khoa Tử Vi. Ông thâu thập được rất nhiều kinh nghiệm, qua các lá số của thân nhân, bạn bè, ông lại có biệt tài dẫn giải các kinh nghiệm đó theo lối trình bày pha trộn cả Đông phương và khoa học Tây phương. Nhưng ông không có coi số cho thiên hạ.
Điều đáng quý ở ông cũng như ở cụ Thiên Lương, là dẫn giải tường tận những kinh nghiệm đạt được trong Tử Vi, hoặc là kinh nghiệm riêng, hoặc là kinh nghiệm được truyền thụ do cụ Thiên Lương, hoặc là những kinh nghiệm cũ được hiểu qua Ánh Sáng Mới. Giai phẩm Khoa học Huyền Bí được hân hạnh đăng những bài dẫn giải của giáo sư Lê Trung Hưng, và rồi sau này, sẽ còn trình giải thêm nữa về những điểm đã được nêu ra tại đây.
Đây là phần đầu của bài “10 điều soi sáng cho khoa nghiệm lý Tử Vi”. Phần thứ 2 sẽ đăng trong số giai phẩm sau. Kính mời quý bạn đọc thưởng thức.
I- Phần khai từ
Khoa huyền bí Đông Phương thật vô cùng phong phú, nào bốc dịch, nào thần tướng diện, nào nhâm độn, nào địa lý... nhưng phải thành tâm mà nói thêm: Khoa Tử Vi Đẩu Số có những nét khả tín nhất. Bởi lẽ môn này đã căn cứ vào những yếu tố thời gian tương đối đặc thù của mỗi cá nhân: năm, tháng, ngày và giờ sinh, tạo thành sử mệnh cho mỗi cá nhân một cách huyền diệu. Khoa Tử Vi mỗi ngày càng phơi bày nét chính xác của một ngành học nhuốm tính cách nghiệm lý và nhân văn, nó bộc lộ rõ rệt cái khuynh hướng của mỗi số mạng, nó chỉ vẽ dù là bàng bạc cái nghiệp của con người trong cuộc sống, cũng như thể hiện được tinh thần tự do của con người (Xưa nay nhận định thằng thiên cũng nhiều – Nguyễn Du).
Định Mệnh trong Tử-Vi chỉ có nghĩa là một khuyến cáo (hơn là một loan báo), kêu gọi chúng nhân tự điều chỉnh đời sống, công danh của mình, để hóa giải phần nào cái căn quả nhận chịu ở đời này (Đức Năng Thắng Số), rồi từ đó tạo cơ duyên hạnh phúc trên căn bản tự giác tự tha. Tử-Vi có ưu điểm là phải luận giải (khoa Ảo-Bí biện chứng) tích cực, chứ không phải phú đoán tiêu cực như cổ nho, vô tình làm làm cho Tử Vi bị du vào địa hạt huyền bí (hiểu theo nghĩa bao gồm những luận cứ viễn vông). Tử Vi không thể hiểu theo nghĩa huyền bí thiếu xác tín, mà phải hiểu là khoa nghiệm lý (nghiệm cái lý của siêu việt tính). Thế nên những công trình nào quyết tâm đi tìm cái chân lý tiềm ẩn trong bản số Tử Vi, cũng nên quảng bá, truyền thông cho tha nhân cùng soi sáng. Trong phạm vi bài tham luận này, kẻ viết chỉ xin triển khai một vài điểm kinh nghiệm đã thấy cảm ứng khá rõ rệt.
II- Phần kinh nghiệm thâm cứu
Gồm có 10 chủ đề diễn ý một cách tương đối nét tinh hoa của bản số Tử Vi:
- Đức trọng qủy thần kinh: Thiên Đức, Nguyệt Đức, Phúc Đức, Long Đức, Thiên Quan và Thiên Phúc.
- Huyền thoại của chính diệu: Tứ Hóa (Hóa Khoa, Hóa Quyền, Hóa Lộc, Hóa Kị)
- Tha nhân là địa ngục: Thế tương quan Cung Mệnh – Cung Di
- Cơn bĩ cực hồi thái lai: Vòng Thái Tuế trong đại hạn và tiểu hạn
- Thuận thiên giả tồn nghịch thiên giả vong: Thế Ngũ Hành sinh nhập ở Tứ Sinh và Tứ Tuyệt
- Tham thì thâm: Thế lấn của vòng Thái Tuế
- Đời là bể khổ: Vai trò của Thiên Mã
- Chung thân đối kháng: sao Thiên Tài
- Bản tính nhân chi sơ: người Âm, Dương với cung Âm, Dương
- Thời thế tạo anh hùng: các sao trong lưu niên tiểu hạn.
Đức trọng quỷ thần kinh
Trong hàng ngũ các sao hiền của bản số Tử Vi mỗi người, ai cũng biết, mà cũng ít ai lưu tâm đến, đó là bộ Tứ Đức (Thiên Đức, Nguyệt Đức, Phúc Đức và Long Đức) và bộ Quý Nhân (Thiên Quan và Thiên Phúc). Tánh chất của bản thiện thường là hành động trong âm thầm, không lớn lối, không vung vít như bộ hung tinh chiến lược (Không Kiếp Kình Đà Linh Hỏa). Quý vị cứ kiểm nghiệm mà xem: sau sao Thiên Đức, Nguyệt Đức, Phúc Đức, Long Đức, Thiên Quan, Thiên Phúc luôn luôn hóa giải dễ dàng những tai ương do hai quỷ tinh Tuần và Triệt gây ra. Nói cách khác, bộ Tứ Đức và bộ Quí Nhân không sợ sự kìm kẹp của Tuần không và Triệt lộ, ngược lại nhiều khi chính Tuần và Triệt bị chiêu hồi để giải tỏa các hung tinh khác. Cho nên vào đại vận hay tiểu vận có bộ Tứ Đức hay bộ Quí Nhân trấn đóng, thì cứ yên tâm về sự xuất hiện của hai sao Tuần hay Triệt ở cung của đại hay tiểu vận (chính sao Tuần còn mở đầu cho một hanh thông nữa là đằng khác).
Huyền thoại của chính diệu
Nhiều người say mê Tử Vi thường có thói quen đam mê luôn bộ Tứ Hóa khi đắc cách và cho rằng: Hóa Khoa, Hóa Lộc, Hóa Quyền và Hóa Kỵ (đóng ở Tứ Mộ) là bốn sao thần thánh đem bóng dáng hạnh phúc lại cho mình, rồi nhiều khi quên đi cả các chính diệu hiện diện tại cung có Tứ Hóa ấy. Đây là một sự nhầm lẫn cần phải phản tỉnh ngay: Khoa Tử Vi gắn liền với sinh hoạt nghiệm lý (như cụ Thiên Lương chủ trương), nên bất cứ lúc nào cũng phải suy luận và kiểm nghiệm tánh chất của mỗi dữ kiện (được gọi là sao). Do lẽ ấy, bốn sao Tứ Hóa (Khoa Quyền Lộc Kỵ) chỉ là bộ mặt mới của các chính diệu tính theo thập can của tuổi mà thôi. Thí dụ tuổi Kỷ thì chính diệu Tham Lang có bộ mặt mới là Hóa Quyền, mà tuổi Ất thì Hóa Quyền lại là hậu thân của Thiên Lương. Nói cách khác, tùy theo thập can mà chính diệu thủ lãnh những vai trò mới như sau:
- Chủ về thi cử, phúc lành: Hóa Khoa.
- Chủ về địa vị: Hóa Quyền.
- Chủ về tiền của: Hóa Lộc.
- Chủ về sự thầm lặng: Hóa Kỵ.
Thành ra khi thấy Tứ Hóa xuất hiện ở cung nào, ta chỉ nên hiểu là chính tinh đã biến ảo ra, để lãnh sứ mạng nói trên mà thôi. Nói cho cùng, thì không có sao Hóa Quyền, Hóa Khoa, Hóa Lộc, Hóa Kỵ (hiểu theo nghĩa là những tinh đẩu riêng biệt), mà Tứ Hóa chỉ là sự biến thái của chính diệu tùy theo Thập Can vậy.
Tha nhân là địa ngục
Trong vị trí tuần tự của 12 cung trên bản số Tử Vi, cung Mệnh và cung Thiên Di luôn luôn đối mặt nhìn nhau (xung chiếu), đây là ý nghĩa thâm sâu của người sáng chế ra khoa nghiệm lý này: Mệnh là ta, Thiên Di là tha nhân (chứ không phải sự đi xa như nhiều sách đoán luận giải ). Đời sống là trường tranh đấu, ta muốn tồn tại thì phải ganh đua với chúng nhân trong xã hội (tích cực hay tiêu cực), thế nên tha nhân vừa nhìn ta để học hỏi, vừa để đối phó (ngược lại, ta nhìn tha nhân cũng với cung cách này). Điều kiện hòa đồng là cần, nhưng phải có sự khắc chế mới đủ nghĩa sống ở đời (lẽ mâu thuẫn lấy biến dịch làm căn bản nhân sinh), trong ý nghĩa dịch động ấy, ta lấy luật Ngũ Hành làm luận cứ cho sự tương giao của hai cung Mệnh và cung Thiên Di. Thế tam hợp của 12 cung như sau:
- Cung Tị, Dậu, Sửu: Hành Kim
- Cung Dần Ngọ Tuất: Hành Hỏa
- Cung Thân TÝ Thìn: Hành Thủy
- Cung Hợi Mão Mùi: Hành Mộc
Vậy khi nào hành của cung Mệnh chế ngự được hành của cung Thiên Di thì người ấy mới mong ra đời được đắc thắng và kính nể, bằng trái lại, hành của cung Di áp đảo được hành của cung Mệnh thì rõ ràng là số phận tôi mọi của thế nhân.
Thí dụ: Cung Mệnh an tại Tuất (hành Hỏa), cung Thiên Di an tại Thìn (hành Thủy) ta thấy ngay: tha nhân là Thủy luôn luôn làm tắt Hỏa là bản thân ta, tức là: đời ta là một chuỗi dài thua thiệt ở phút sau cùng mỗi khi tranh sống với thiên hạ. Mặt khác, khi cung Mệnh chế ngự được cung Thiên Di, lúc ấy mới mong được hưởng các sao đẹp ở trong cung Thiên Di (có nghĩa như là những chiến lợi phẩm mà ta thâu đoạt được ở kẻ khác, ta lấy và ta hưởng).
Cơn bỉ cực, hồi thái lai
Mấy lúc gần đây, khi cụ Thiên Lương triển khai tầm quan trọng của vòng Thái Tuế, để giúp người xem Tử Vi nhận biết đại vận hên xui. Đại cương cung nào chứa vòng tam hạp của Thái Tuế, Quan Phù, Bạch Hổ thì Đại Hạn mười năm tại cung đó là thời vận tốt.
Thí dụ Mệnh tại cung Dậu, tuổi Mẹo âm Nam, Kim Cục, thì theo chiều nghịch: cung Dậu 4-13, cung Thân 14-23, cung Mùi 24-33 ... Vòng Thái Tuế gác đầu 3 cung Hợi-Mão-Mùi, do đó Đại vận 10 năm từ 24-33 tuổi là lúc thịnh thời, gặp nhiều may mắn. Tuy nhiên tùy theo 3 đầu cung của vòng Thái Tuế, nếu gặp đầu cung :
- Có sao Thái Tuế là đắc thời một cách chánh đáng.
- Có sao Quan Phù là đắc thời trong sự tính toán.
- Có sao Bạch Hổ là đắc thời trong sự làm việc thái quá vất vả.
Cho nên người xem số Tử Vi, thấy đến Đại vận của vòng Thái Tuế, được kể như đã tới hồi thái lai, thoải mái. Nhưng cẩn trọng đề phòng sự thiệt thòi xui rủi đưa tới:
- Tiểu vận đến cung chứa sao Thái Tuế: đáo tụng đình.
- Tiểu vận lâm cung chứa sao Quan Phù: thị phi, bị tai tiếng.
- Tiểu vận lâm cung chứa sao Bạch Hổ: đau ốm, tai nạn.
Nói cách chung: Đại vận của Vòng Thái Tuế là hên, mà tiểu vận của vòng Thái Tuế là xui rủi vậy.
Thuận thiên giả tồn, nghịch thiên giả vong
Mười hai cung của bản số Tử Vi, tuy mang 12 chủ đề khác nhau nhưng chúng lại có những gắn bó kỳ lạ, nếu chịu khó luận giải luận Ngũ Hành của từng cung trên căn bản:
- 4 Cung Tứ Sinh: Dần, Thân, Tỵ, Hợi.
- 4 Cung Tứ Tuyệt: TÝ, Ngọ, Mão, Dậu.
Ta thấy 4 cung Tứ Sinh và Tứ Tuyệt khác nhau từng đôi một:
- Cung Tỵ (Hỏa) đối lập với cung Hợi (Thủy)
- Cung Thân (Kim) đối lập với cung Dần (Mộc)
- Cung Ngọ (Hỏa) đối lập với cung TÝ (Thủy)
- Cung Mão (Mộc) đối lập với cung Dậu (Kim)
Vậy khi các cung nói trên mang chủ đề gì (trong 12 chủ đề Mệnh, Phụ, Phúc, Điền, Quan, Nô, Di, Ách, Tài, Tử, Phối, Bào) thì chúng xung khắc nhau như bản chất cung của nó.
Thí dụ : Tuổi âm Nam, Mệnh an tại Dậu, ta có :
- Tiền bạc (cung Tỵ) khắc chế với cung Phúc Đức (cung Hợi)
- Huynh Đệ (cung Thân) không hạp với bạn bè (cung Dần)
- Nhà đất (cung TÝ) không hạp với hàng con cái (cung Ngọ)
- Bản Mệnh cung (cung Dậu) bất hòa đồng với tha nhân (cung Mão)
Các sự xung khắc trên là một điều loan báo đối với đương số. Để tùy nghi chọn lựa một trong hai điều: Hoặc chọn tiền bạc hay chọn phúc đức, hoặc muốn con cái an toàn hay muốn nhà đất khang trang.
Tham thì thâm
Vòng Thái Tuế ngòai ý nghĩa cho biết thời may vận tốt của mười năm, nó còn cung cấp một đặc tính quy báu khác, là tìm biết căn tính của con người, cũng như thử thách của đương số trong sinh hoạt thường nhật. Ta nên để ý:
- Tuổi âm Nam và Dương Nữ: trước khi tới thời kỳ 10 năm của vòng Thái Tuế, đã gặp 10 năm của vòng Thiếu Dương, Tử Phù, Phước Đức.
- Tuổi Âm Nữ và Dương Nam: lại gặp vòng Thiếu Dương, Tử Phù, Phước Đức sau khi đã an hưởng 10 năm của vòng Thái Tuế, Quan Phù, Bạch Hổ.
Cả hai cách trên đều cho ta thấy: xét luật Ngũ hành thì vòng Thiếu Dương, Tử Phù, Phước Đức ở thế lấn so với vòng Thái Tuế, Quan Phù, Bạch Hổ.
Thí dụ: Tuổi Tuất - Dương Nam, thì vòng Thái Tuế là Hỏa, còn vòng của Thiếu Dương là Mộc, mà Mộc sinh Hỏa (có nghĩa là mình đang gặp tối đa thuận lợi, lấn tới lấy thời gian Mộc để dưỡng cái Ta - Hỏa). Lợi thì có lợi thật, nhưng luật thừa trừ đã xuất hiện, để ổn định cái bất công, cho nên khi ai bước vào thời kỳ này (vòng Thiếu Dương) sẽ phải gặp sao Thiên Không ở cung với Thiếu-Dương, đó là nét thâm thúy và đầy nhân văn, tính nhất của khoa Tử-Vi: Ở đời không nên tham vọng, vì quá đáng sẽ gặp "Thiên-Không ở cuối đường hầm" (Hạn Thiên Không thì ai biết xem Tử-Vi, đều rõ cái tai hại của nó).
Đời là bể khổ
Sao Thiên Mã là nghị lực của người đời nhưng còn biểu tượng cả chiếc xe đi của đương số. Nếu xét Ngũ Hành của cung mà Thiên Mã đóng, với Ngũ Hành của bản Mệnh, chúng ta sẽ thấy ngay những tương quan có tính cách cảnh cáo hay nhẹ nhàng là báo trước về chiếc xe mà đương số sử dụng trong mưu sinh ở đường đời:
- Hành Mã khắc hành của bản Mệnh: Chết vì tai nạn xe cộ.
- Hành Mã sinh hành của bản Mệnh: Xe cộ luôn an toàn, giúp đỡ người chủ thật đắc dụng.
- Hành Mệnh khắc hành của Mã: Xe cộ luôn ở trạng thái hư hao, gây tốn kém cho chủ.
- Hành Mệnh sinh hành của Mã: Coi chừng mất xe.
- Hành Mã đồng hành với bản Mệnh: Bình thường mọi chuyện xe cộ, di chuyển.
Thí dụ: người tuổi Tân Tỵ (Hành Kim). Thiên Mã đóng ở cung Hợi (Thủy). Vậy tức là Mệnh Kim sinh xuất Mã Thủy, ít nhất trong đời phải mất xe một lần. Người Nhâm Ngọ (Mộc) Thiên Mã đóng ở cung Thân (Kim), nên cẩn thận lắm, Mã Kim chém Mệnh Mộc. Vai trò của sao Thiên Mã xét theo khía cạnh này, đã được nhiều người kiểm chứng, thấy hiệu nghiệm rõ ràng.
Chung thân đối kháng
Sao Thiên Tài trong Tử Vi quả là có vai trò độc đáo, nó luôn luôn làm điều trái ngược lại tinh thần của cung mà nó đóng. Sao Thiên Tài ví như vị Thiên Sứ, có nhiệm vụ đảo ngược tình hình ở cung mà Thiên Tài phải hiện diện: nhiều sao đẹp mà gặp Thiên Tài (đồng cung) thì kể như vô dụng, mà nhiều sao xấu gặp Thiên Tài hóa ra đắc dụng. Đắc biệt những cung tiềm ẩn tính
Nguồn bài viết: Bài của Gs. Lê Trung Hưng, đăng trên tạp chí Khoa học Huyền bí